Chơi ghép hình (puzzles) và 10 lợi ích quan trọng

Khi nói chơi ghép hình (puzzles), thường chúng ta chỉ nghĩ là trò này chơi để thư giãn hay giết thời gian. Nhưng thật ra, chơi xếp hình còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chơi ghép hình không chỉ giúp chúng ta phát triển các kỹ năng, cải thiện trí nhớ và tâm trạng, giúp tránh các bệnh lý nghiêm trọng ở tuổi già.

Dưới đây là 10 lợi ích tuyệt vời của trò chơi ghép hình và thêm các lợi ích bổ sung cho trẻ em và người lớn tuổi.

Lưu ý:

Trong bài viết này, Mẹ & Na có sử dụng link tiếp thị liên kết (affiliate links). Điều này có nghĩa là Mẹ & Na sẽ được nhận một khoản huê hồng nhỏ khi bạn mua hàng thành công bằng link này nhưng không phải trả cao hơn mức phí thông thường. Bạn có thể xem chi tiết Chính sách công bố đầy đủ tại đây. Cảm ơn bạn đã ủng hộ!

loi-ich-cua-tro-choi-ghep-hinh

10 lợi ích của trò chơi ghép hình

1. Luyện tập trí óc

Chơi ghép hình là một cách luyện tập trí óc hoàn chỉnh vì nó luyện cho cả hai vùng não trái và não phải. Vùng não phải đảm nhiệm sự sáng tạo, cảm xúc và tư duy trực quan; và vùng não trái đảm nhiệm tính logic, khách quan và trật tự.

Khi chúng ta chơi ghép hình, cả hai bên vùng não giao tiếp và làm việc cùng nhau, giúp phát triển kỹ năng nhận thức. Thùy chẩm là khu vực não bộ kết nối màu sắc và hình dạng và nó cũng được kích hoạt. Luyện tập trí óc như vậy sẽ giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức.

2. Lập luận không gian – trực quan tốt hơn

Khi chơi ghép hình, chúng ta phải ghép từng hình ảnh nhỏ vào nhau để tạo nên tổng thể một bức tranh. Khi tập luyện trò chơi này nhiều sẽ giúp người chơi phát triển tốt khả năng suy luận không gian.

3. Rèn luyện tính chú ý chi tiết

Đối với các mảnh ghép có cùng tông màu, người chơi phải thật sự chú ý đến tất cả các chi tiết về màu sắc và họa tiết nhỏ để có thể hoàn thành bức tranh tổng thể. Khả năng nắm bắt những chi tiết nhỏ rất hữu ích cho chúng ta trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là trong công việc. Khi chúng ta làm việc chi tiết và chính xác hơn, chất lượng công việc sẽ được hoàn thành tốt hơn.

4. Cải thiện trí nhớ

Chơi ghép hình giúp tăng cường kết nối các dây thần kinh và gia tăng các kết nối mới. Điều này giúp gia tăng tốc độ cho trí óc và các quá trình suy nghĩ.

Khi cầm một mảnh ghép trên tay, bạn phải tìm kiếm những mảnh có màu sắc và hình dạng phù hợp trong số các mảnh còn lại để tạo nên bức tranh hoàn chỉnh. Trong quá trình này, vùng não chịu trách nhiệm lưu trữ thông tin này sẽ giúp duy trì và cản thiện trí nhớ ngắn hạn.

5. Nâng cao chỉ số IQ

Các nhà nghiên cứu của Đại học Michigan, điều hành bởi Tiến sĩ Susanne Jäggi, đã phát hiện rằng việc dành ra 25 phút mỗi ngày để chơi ghép hình có thể giúp người chơi nâng chỉ số IQ lên 4 điểm.

6. Cải thiện khả năng giải quyết vấn đề

Để ghép được bức tranh hoàn chỉnh, người chơi phải thực hiện các cách tiếp cận khác nhau để cố gắng giải một vấn đề, vì đó là một bài kiểm tra thử và sai. Người chơi cũng học được giá trị của việc hình thành giả thuyết, kiểm tra giả thuyết và thay đổi quan điểm khi điều gì đó không diễn ra theo kế hoạch.

Những kỹ năng này có thể được áp dụng cho công việc, giúp người chơi sáng tạo hơn trong việc giải quyết vấn đề, có tư duy phản biện và kỹ năng thích ứng tốt hơn.

7. Tăng năng suất

Khi hạnh phúc hơn và ít căng thẳng hơn, chúng ta sẽ dễ dàng tập trung hơn. Khi sự tập trung được cải thiện, năng suất sẽ tăng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tập trung vào học tập hoặc công việc, hãy cân nhắc nghỉ ngơi một chút để chơi ghép hình và thiết lập lại trí óc. Nhiều công ty đang bắt đầu đưa các trò chơi ghép hình và các trò chơi tương tự vào khu vực nghỉ giải lao. Những trò chơi này giúp nhân viên ngắt kết nối với công việc trong vài phút và trở lại sảng khoái để sẵn sàng bắt đầu lại công việc.

8. Hợp tác và làm việc nhóm tốt hơn

Một lý do khác để đưa các trò chơi ghép hình vào công sở là chúng giúp xây dựng sự hợp tác giữa các nhân viên. Các nhà nghiên cứu của Đại học Yale phát hiện ra rằng khi người lao động có thể chơi ghép hình cùng nhau trong không gian làm việc, điều đó đã giúp họ cải thiện các mối quan hệ và khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm.

9. Cải thiện tâm trạng

Chơi ghép hình có một lợi ích lớn, nó giúp tăng dopamine trong não. Chất dẫn truyền thần kinh này có nhiệm vụ điều chỉnh tâm trạng và sự lạc quan. Nó cũng ảnh hưởng đến việc học tập, trí nhớ, sự tập trung và động lực. Chất dopamine được giải phóng mỗi khi một người chơi ghép hình và thậm chí là mỗi khi người chơi đặt một mảnh ghép vào đúng vị trí. Điều này khuyến khích người chơi tiếp tục trò chơi để thử thách bản thân.

10. Giảm căng thẳng

Ngoài việc thử thách người chơi, ghép hình còn giúp họ thư giãn. Bộ não của người chơi chuyển từ trạng thái “Beta” hoặc tỉnh táo, sang trạng thái “Alpha” khi đang lắp ráp các câu đố. Trạng thái Alpha tương tự như trạng thái đang ở trong giấc mơ.

Sự thay đổi nhận thức này đi kèm với nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Khả năng kết nối sâu hơn
  • Cải thiện tâm trạng
  • Tăng sự tự tin
  • Giảm căng thẳng
  • Thậm chí làm giảm huyết áp và nhịp tim

Những lợi ích cho bé khi chơi ghép hình

Tiến sĩ Verdine của Đại học Delaware đã phát hiện ra rằng chơi với các khối hình, câu đố và trò chơi xếp hình giúp bé phát triển các kỹ năng không gian. Các kỹ năng này đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển nhận thức về không gian và sau này là cho các bộ môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Tùy vào độ tuổi của bé mà có thể chơi với các bộ ghép hình phù hợp với độ tuổi và khả năng.

Lợi ích về nhận thức: Chơi ghép hình giúp phát triển nhận thức, tổ chức, sự tập trung.
Lợi ích về thể chất: Mặc dù có vẻ không giống như tập thể dục, nhưng việc xếp hình đòi hỏi sự phối hợp vận động và sử dụng có kiểm soát của bàn tay, dẫn đến sự phát triển của “tay cầm tinh” (cầm một vật nhỏ giữa ngón cái và ngón trỏ của bàn tay) .
Lợi ích về mặt tình cảm: Chúng cũng dạy cho trẻ tính kiên nhẫn, tự tin và tự chủ. ghép một bộ hình khá mất thời gian và công sức. Khi hoàn thành, các bé sẽ cảm thấy ngưỡng mộ và công nhận vì đã thành công, đặc biệt là ở trẻ em.
Chơi ghép hình cũng được sử dụng trong trị liệu nghề nghiệp sau chấn thương ngón tay và bàn tay và sau khi bị chấn thương não, trong đó trẻ bị chấn thương phải rèn luyện lại não và cải thiện khả năng phối hợp với cánh tay.

Những lợi ích cho người lớn tuổi – giúp trì hoãn bệnh mất trí nhớ và Alzheimer

Giữ cho bộ não hoạt động có thể trì hoãn các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ và bệnh Alzheimer. Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng giữ cho tâm trí hoạt động thông qua các trò chơi ghép hình và các hoạt động giải quyết vấn đề khác có thể làm giảm số lượng tổn thương tế bào não xảy ra ở bệnh nhân Alzheimer. Nó cũng hỗ trợ sự phát triển của các tế bào thần kinh mới và tăng cường kết nối giữa chúng.

Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy mối quan hệ giữa số năm một người đã chơi ghép hình và xác suất họ mắc bệnh Alzheimer. Vì vậy, bạn càng sớm bắt đầu biến trò chơi ghép hình thành một phần thường xuyên trong cuộc sống của mình thì càng tốt. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu bảo vệ bộ não của bạn.

Như bạn đã thấy, chơi xếp hình mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe. Từ cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa bệnh tật trong tương lai, đến cải thiện tâm trạng và giúp chúng ta phát triển các kỹ năng phục vụ cho học tập và làm việc.

Nếu sau khi đọc bài viết này bạn muốn tìm mua trò chơi ghé hình, thì sau đây là một vài bộ cho bạn lựa chọn và cả bàn chuyên dụng để chơi xếp hình:

Bây giờ bạn đã biết thêm về lợi ích của trò chơi ghép hình cho mọi lứa tuổi. Vậy bạn còn chờ gì nữa mà không bắt đầu tìm cho mình những bộ ghép hình phù hợp và cùng chơi với cả gia đình!

Spread the love